Kunst Und Poesie viết bằng hai thứ tiếng Việt và Đức

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Bộ phim Túp Lều (The Shack) nói gì về nỗi đau của bạn?

Oneway.vn – Bộ phim Túp lều được công chiếu tại rạp như là sự đánh dấu năm thứ mười của tiểu thuyết cùng tên tự xuất bản của nhà văn Paul Young. Tiểu thuyết này xuất bản vào năm 2007 và lưu hành rộng rãi trong thị trường Cơ Đốc Nhân đến mức trở thành một hiện tượng toàn cầu. Theo báo cáo thì đầu mùa hè năm 2008, hơn một triệu  bản đã được  bán ra và cuối năm 2009 là  hơn mười triệu bản.


Anh Young đã lớn lên như một giáo sĩ nhí và bị lạm dụng tình dục (không phải từ gia đình) trên cánh đồng chức vụ. Anh nói Túp Lều được sinh ra trong sự vật lộn của anh với sự tổn thương và “vấn đề nỗi đau” đang tồn tại của mình – làm thế nào mà Đức Chúa Trời có thể có quyền năng và tốt lành và không cho phép điều ác như thế xảy ra trên thế giới, nhưng lai để cho điều ác đó xảy đến với cá nhân tôi.

Túp Lều là tiểu thuyết, nhưng đừng vội nghĩ  trong giây lát rằng nhà văn Young không rõ ràng và không có ý viết về thần học. Anh  ấy là người đầu tiên đã nói như vậy. Thần học không chỉ đơn thuần truyền tải các nhận định trừu tượng. Phần đa các thể loại văn chương đều tô điểm cho Kinh thánh. Không chỉ có sứ đồ Phao-lô phát ngôn cho  Chúa mà còn có Thi thiên, Châm ngôn và cả Khải huyền nữa. Chính Chúa Giê-xu đã phán trong những câu chuyện, được gọi là những câu chuyện ngụ ngôn. Câu chuyện là một công cụ quyền năng cho sự dạy dỗ ai đó về Đức Chúa Trời và thế giới của Ngài. Anh Young viết một tiểu thuyết nhưng thực tế này không có nghĩa rằng anh thờ ơ với cách mà độc giả của mình suy nghĩ về Đức Chúa Trời và nỗi đau của họ. Trong thực tế, chìa khóa để hiểu vì sao nhiều người thích tiểu thuyết của anh là vì nó nói một cách sống động về Đức Chúa Trời và nỗi đau.
Vụ tấn công túp lều
Tôi đã đọc cuốn sách đó vào  năm 2008 ở giữa cuộc tranh cãi không có hồi kết thúc về chân dung Đức Chúa Trời Ba Ngôi của anh Young. Thành thật mà nói, tôi không ấn tượng về tác phẩm đó và về thuyết thần học trong tác phẩm đó. Câu chuyện này có đủ sức ép về tình tiết để câu khách và giữ chúng ta thích thú với cách mà mọi thứ được giải quyết, nhưng lại thiếu nhiều điểm tốt. Vấn đề Ba Ngôi đã được trình bày khá dài, nhưng trên cả điều này, cuốn sách đã đưa ra những công bố không thật và khó hiểu điều mà có vẻ như dễ hiểu đối với các nhận định của các nhà truyền giáo hơn là những điều cụ thể mà Kinh thánh thật sự nói.
Câu chuyện bắt đầu với một kẻ bắc cóc trẻ em và một tên giết người. Trong khi đang đi cắm trại với các con mình, Mack Philips đã để mất dấu của con gái út trong khi đang cứu cậu con trai khỏi chết đuối. Ông sớm phát hiện ra là con gái mình đã bị bắt cóc, và cuối cùng cảnh sát đã tìm thấy bằng chứng về việc cô đã bị sát hại trong một túp lều đâu đó trong đồng hoang.
Ba năm sau đó, trong khi Mack phải vật lộn với điều mà anh Young gọi là Nỗi Buồn Bất Tận thì ông nhận được một lá thư từ Chúa yêu cầu ông đến gặp Ngài tại túp lều nơi mà con gái ông đã bị giết. Lúc đầu, Mack tự nhủ không biết đây có phải là một trò đùa quái ác không. Nhưng rồi ông quyết định ông phải đi. Ông cần một cái gì đó để cứu cánh.
“Đức Chúa Trời khiến nỗi đau của chúng ta trở thành một kênh của ân điển Ngài để mang đến sự tin cậy và  vui thỏa sâu hơn trong Ngài”.
Khi ông đến, Đức Chúa Trời đã ở đó, nhưng không giống như bất cứ ai mong đợi. Chúa Cha là một người phụ nữ Mỹ gốc Phi tên là Papa. Ồ, Chúa Giê-xu là Chúa Giê-xu – một người thợ mộc vùng Trung Đông. Và Đức Thánh linh là một phụ nữ tên là Sarayu. Nhưng đừng quá bối rối bởi bức chân dung vô bổ và kỳ dị về Ba Ngôi thánh này. Theo đúng vẻ kỳ lạ của mình, câu chuyện chuyển hướng đến chỗ sâu nhiệm hơn – để đụng chạm đến một khí phách thần học mềm yếu.
Không phá hỏng cao trào của câu chuyện đối với những người định xem phim này, cuối tuần của Mack tại túp lều với Đức Chúa Trời đã lên đến đỉnh điểm bằng việc phải đương đầu với Nỗi Buồn Bất Tận. Sự tức giận của Mack đối với Đức Chúa Trời về cái chết của con gái mình rốt cuộc đã trào ra bên ngoài. Cuối cùng, anh đã khẳng định: “Vâng, Chúa phải chịu trách nhiệm!”
Sự phản ứng lại nỗi đau của anh Young đã chạm đến bàn tay đang bị buộc chặt của Đức Chúa Trời. Con người chọn làm điều ác. Đức Chúa Trời bị giới hạn bởi những sự chọn lựa mà họ quyết định theo ý chí tự do của mình. Sự khôn ngoan (mà theo một phụ nữ gốc Tây Ban Nha miêu tả về sự khôn ngoan thiên thượng) đã giải thích rằng: “Chúa Cha không bao giờ cần điều ác để hoàn thành những mục đích tốt lành của Ngài. Chính là con người chúng ta đã ôm ấp điều ác còn Cha đáp lại bằng sự tốt lành.” Như Papa đã nói với Mack: “Không có cách nào để tạo ra sự tự do mà không phải trả giá.”
Không phải việc của chúng ta
Càng đọc Túp Lều, càng rõ ràng rằng tính chất thần học sâu sắc nhất đối với Young không phải là Chúa Ba Ngôi hay ý chí tự do tự trị, mà là vấn đề nỗi đau rất riêng tư. Và trong những cấp độ phi thực tế khác nhau tại những tình huống kịch tính này thì những gì mà câu chuyện không thể giúp nhưng bằng chứng có thể giúp lại là một sự hiểu lầm quan trọng và tinh vi về sự mặc khải thiên thượng – thể nào mà Đức Chúa Trời đang phán với chúng ta ngày nay.
Đối với Young và độc giả của anh, câu chuyện này đã đấu tranh sâu sắc nhất với nỗi đau. Điều đáng chú ý – và từ tựa đề cuốn sách mà tôi khám phá được, không cho thấy rằng Young ý thức được về mối tương đồng này – là rất lâu trước khi Mack Philips và bản thân Young người đã vật lộn với nan đề nỗi đau trong hình thức câu chuyện, thì chính Đức Chúa Trời đã kể cho chúng ta một câu chuyện đáng tin cậy hơn về một người đàn ông thống khổ trong một túp lều thần học. Tên ông là Gióp.
Trong cùng một lúc, người ta báo cáo rằng lừa, chiên, lạc đà và thậm chí các đầy tớ của Gióp đã bị quét sạch trong một loạt tấn bi kịch. Và sau đó, sự tàn hại nhất là bản báo cáo về các con của ông: “thình lình có một ngọn gió lớn từ phía bên kia hoang mạc thổi đến làm bốn góc nhà rung rinh rồi sập xuống, đè chết các người trẻ tuổi,chỉ một mình tôi thoát chết về báo tin cho ông.” (Gióp 1:19) Gióp đã làm gì – và đã nói gì về Đức Chúa Trời?
Gióp đã đứng dậy, xé áo mình, và cạo đầu rồi sấp mình xuống đất mà thờ lạy. Và ông nói: “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, tôi cũng sẽ trần truồng trở về; Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng chúc tụng danh Đức Giê-hô-va!” (Gióp 1:20-21)
Không để cho chúng ta vội phỏng đoán rằng người đàn ông thống khổ này trong nỗi buồn cực đại của mình đã phát ngôn trong sự nhầm lẫn, tác giả người được truyền cảm hứng đã ngay lập tức xác nhận rằng: “Trong mọi việc đó, Gióp không phạm tội và chẳng nói điều gì xúc phạm đến Đức Chúa Trời.” (Gióp 1:22)
Nhưng câu chuyện về Gióp còn đi xa hơn nữa. Với sự cho phép của Đức Chúa Trời, Satan đã tấn công thân thể của Gióp bằng “chứng ung nhọt nhức nhối” từ đầu tới chân (Gióp 2:7). Một lần nữa, không giống như Mack Philips người đã rung nắm đấm vào Chúa trong cơn tức giận, Gióp đã cúi đầu trong đức tin: “Phước lành từ Chúa thì chúng ta nhận, chẳng lẽ tai họa Ngài ban chúng ta lại không nhận sao?” Và một lần nữa tác giả được cảm thúc đã xác minh rằng: “Trong mọi việc đó, Gióp không hề phạm tội trong lời nói.” (Gióp 2:10)
Sau đó trong 30 chương sách, ba bạn của Gióp theo quan điểm thần học của riêng mình đã biện luận rằng nỗi khỗ của Gióp là sự trừng phạt của Đức Chúa Trời cho tội lỗi của anh. Nhưng Gióp đã biện minh cho sự công chính của mình, và cùng một lúc giữ sự ngay thẳng trước mặt Chúa của mình. Cuối cùng thì chính Đức Chúa Trời đã phán với Gióp trong chương 38 đến 41, và điều này nghe có vẻ chẳng giống sự an ủi và khích lệ ý chí tự do của Sự Khôn Ngoan và của Papa chút nào cả.
Hơn cả việc cố gắng trả lời các vấn đề nỗi đau bằng cách nhấn sâu nó vào sự giải thích nông cạn của quyết định con người, câu chuyện của Gióp đã nâng đầu chúng ta lên sự vinh hiển khó có thể hiểu được, lên sự oai nghiêm và quyền năng của một Đức Chúa Trời tể trị và huyền bí. Sự bày tỏ tột đỉnh của Gióp không phải là chọn lựa của con người bé nhỏ có thể làm sai lệch ý muốn của Đức Chúa Trời, mà là: “Con biết rằng Chúa có thể làm được mọi việc, không ai ngăn cản được ý định của Ngài.” (Gióp 42:2)
Và một lần nữa, không để chúng ta nghĩ rằng tác giả được soi dẫn của sách này đang trình bày Gióp tại điểm này như là một nhà thần học yếu kém, ông đã thêm vào đó sư mô tả đầy uy quyền về tất cả nỗi đau của Gióp: “ Tất cả anh em và chị em… của Gióp đều… an ủi ông về các tai họa mà Đức Giê-hô-va đã giáng trên ông.” (Gióp 42:11)
Nếu chúng ta ở trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời sẽ khiến nỗi đau của chúng ta trở nên một kênh của ân điển Ngài để mang đến sự tin cậy và vui thỏa sâu nhiệm hơn trong Ngài. Không có câu trả lời cho tất cả câu hỏi của chúng ta về những nỗi đau cụ thể, nhưng chúng ta học biết rằng Đức Chúa Trời vĩ đại hơn, và tất cả mục đích của Ngài mầu nhiệm và khôn ngoan hơn chúng ta có thể đo lường ; và rằng nỗi đau, theo sự cung ứng và kế hoạch tốt lành của Ngài, là ân điển lạ lùng của Ngài để kéo chúng ta đến gần Ngài – không chỉ đơn giản là một câu hỏi cần lời giải đáp dựa trên các điều kiện của chúng ta.
Như John Piper nói, đối với những người yêu Kinh Thánh thì nỗi buồn cực đại của chúng ta có thể là một trong những kiểu rất khác biệt so với kiểu của Young: “Quả là một sự buồn rầu lớn khi người chịu khổ tìm kiếm sự khuây khỏa bằng cách không cần đến Đức Chúa Trời mà thẩm quyền tối thượng của Ngài còn vượt trên cả nỗi đau của họ. Điều đáng buồn là điều này đã cắt xén niềm rất hy vọng mà mục đích của sự chịu khổ được tạo nên.”
Muốn nghe thấy Chúa phán?
Vấn đề của nỗi đau là điểm tập trung sâu sắc nhất trong câu chuyện Young, nhưng điều nằm ẩn giấu dưới bề mặt về cơ bản trong tất cả các phần khó hiểu là những giả định sai trái phổ biến về cách mà chúng ta nghe thấy Chúa phán ngày nay. Chúng ta phải đi đâu để nghe được tiếng Chúa? Lại một lần nữa, Young xoay hướng khỏi Kinh thánh, và trong khi làm như vậy, anh đã trình bày rất tốt về điều mà ngày nay nhiều Cơ đốc nhân tự xưng nhận định.
Chúng ta không cần một túp lều ở đồng hoang để nghe được tiếng Chúa. Chúa ban cho chúng ta Lời Ngài, thông qua các tiên tri và các sứ đồ được xức dầu của Ngài trong Cuốn Sách Vĩ Đại, và ban cho chúng ta Thánh Linh để soi sáng và áp dụng điều chúng ta nghe được. Tóm lại, những âm thanh trong đầu bạn không phải là tiếng Chúa, mà là tiếng của bạn. nếu bạn muốn nghe tiếng Chúa rõ ràng, hãy đọc Kinh thánh to lên.
“Âm thanh trong đầu bạn không phải là tiếng Chúa, mà là tiếng của bạn” Tweet đã chia sẻ trên Facebook như vậy.
Tôi không định xem bộ phim này. Đối với tôi, tôi không háo hức về việc ủng hộ một câu chuyện thứ yếu với những tuyên bố khó hiểu về những lẽ thật quý báu như vậy. đó là Cơ đốc nhân yếu ớt trong điều kiện tốt nhất, và là những người đi loạng choạng bên bờ vực của những thứ hoàn toàn khác nhau. Nó có lẽ đã trình bày tốt những gì mà Young và nhiều cơ đốc nhân tự xưng tin ngày nay, nhưng nó không trình bày đúng thần học và sự dạy dỗ của Thánh Kinh.
Nếu bạn đọc sách hoặc xem phim đó, có lẽ bạn có thể giúp những người khác đang vật lộn với những vấn đề quan trọng này, và chỉ cho họ thấy lời được khải thị của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh về sự rõ ràng và hi vọng lớn hơn trong nỗi đau của họ.
Ban Biên Tập


https://news.oneway.vn/bo-phim-tup-leu-shack-noi-gi-ve-noi-dau-cua-ban/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét