Akasha (hay Akash, Aakaashá, Ākāśa, आकाश), là một từ trong Phạn
ngữ mang ý nghĩa “aether” (chất dĩ thái) theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng.
1. Ý nghĩa trong các hệ thống tư tưởng khác nhau
1.1. Hinduism (Đạo Hindu – Ấn Độ Giáo)
Trong đạo Hindu, Akasha có nghĩa là cơ sở và bản chất trong thế giới vật chất; nguyên tố đầu tiên trong trung giới (astral world) (cõi giới trung gian giữa cõi trần và cõi trời) (Khí, Lửa, Nước, Đất theo thứ tự là 4 nguyên tố còn lại). Nó là một trong Panchamahabhuta, hay “ngũ hành”, đặc điểm chính của nó là Shabda (âm thanh). Trong Phạn ngữ nó có nghĩa là “không gian”, nguyên tố đầu tiên của sáng tạo. Trong tiếng Hindi, Marathi, và Gujarati, và nhiều ngôn ngữ Ấn Độ khác, ý nghĩa của từ Akasha đã được chấp nhận là “bầu trời”.
Hai trường phái triết lý Hindu là Nyaya và Vaisheshika nói rằng Akasha hay chất dĩ thái là một thể chất vật lý thứ năm, là tiền trợ cho chất lượng âm thanh. Nó là cái Một, cái Vĩnh Hằng, và cái Bao Trùm Tất Cả thể chất vật lý, cái không thể nhận thấy.
Theo trường phái triết lý Samkhya trong Hindu, Akasha là một trong năm Mahābhūtas, (Đại Nguyên tố thể lý) có thuộc tính cụ thể của âm thanh.
1.2 Kỳ Na Giáo (Jainism)
Akasha là không gian trong khái niệm về vũ trụ của Kỳ Na Giáo. Nó thuộc trong hạng mục Ajiva, được chia làm hai phần: Loakasa (phần quá khứ được bao lấp bởi thế giới vật chất) và Aloakasa (khoảng không gian ngoài nó, cái hư vô và trống rỗng tuyệt đối). Trong Loakasa, vũ trụ chỉ hình thành nên một phần. Akasha là cái cho nó không gian và tạo thêm chỗ cho sự tồn tại của tất cả vật chất mở rộng khác.
1.3 Phật Giáo
Trong hiện tượng học (phenomenology) Phật giáo, Akasha được chia thành Skandha, Desa, và Pradesa.
Vaibhashika, một trong những tông phái đầu đời của Phật giáo, cho rằng sự tồn tại của Akasha là có thật.
Ākāsa được nhận định là arūpa (vô dạng) jhāna (thiền)(arūpajhāna) đầu tiên, nhưng thường được dịch là “không gian vô tận”.
1.4 Thông Thiên Học (Theosophy)
Thông thiên học đã phổ biến từ Akasha như là một tính từ, qua các thuật ngữ như “Akashic Records” (Hồ sơ Akashic) hay “Thư Viện Akashic”, ám chỉ một lược thư dĩ thái (ethereal compendium) của tất cả kiến thức và lịch sử.
1.5 Mạc Giáo (Paganism) hiện đại
Nhiều Mạc sĩ hiện đại tin rằng Akasha, Linh Hồn, là nguyên tố thứ 5. Scott Cunningham (tác giả nhiều đầu sách về Wicca (Phù Giáo)) mô tả Akasha như là một nguồn lực tâm linh bốn nguyên tố Đất, Khí, Lửa, và Nước hạ xuống từ. Một số tin rằng sự kết hợp của 4 nguyên tố tạo ra Akasha, và rằng Akasha tồn tại trong mọi sinh linh hiện hữu; không có Akasha, không có tinh thần, linh hồn, phép thuật.
Ngũ hành được kiểm soát để tạo ra những thay đổi tích cực trên trái Đất. Việc này được thực hiện qua thiền định để mang lại nhiều thay đổi lợi ích cho cuộc đời một người.
Những người tu tập học cách gìn giữ thể trạng và thần trạng khỏe mạnh qua thiền định, rèn luyện, ăn uống và các nghi lễ. Họ được yêu cầu phải có một lòng quyết tâm sâu sắc về con đường đời họ.
Đất được xem là “bắc”; Lửa là “nam”; Khí là “đông”, Nước là “tây”, và Akasha là “tâm”.
[LX chuyển dịch]
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Akasha
https://huyenhoc.wordpress.com/tag/akasha/
1. Ý nghĩa trong các hệ thống tư tưởng khác nhau
1.1. Hinduism (Đạo Hindu – Ấn Độ Giáo)
Trong đạo Hindu, Akasha có nghĩa là cơ sở và bản chất trong thế giới vật chất; nguyên tố đầu tiên trong trung giới (astral world) (cõi giới trung gian giữa cõi trần và cõi trời) (Khí, Lửa, Nước, Đất theo thứ tự là 4 nguyên tố còn lại). Nó là một trong Panchamahabhuta, hay “ngũ hành”, đặc điểm chính của nó là Shabda (âm thanh). Trong Phạn ngữ nó có nghĩa là “không gian”, nguyên tố đầu tiên của sáng tạo. Trong tiếng Hindi, Marathi, và Gujarati, và nhiều ngôn ngữ Ấn Độ khác, ý nghĩa của từ Akasha đã được chấp nhận là “bầu trời”.
Hai trường phái triết lý Hindu là Nyaya và Vaisheshika nói rằng Akasha hay chất dĩ thái là một thể chất vật lý thứ năm, là tiền trợ cho chất lượng âm thanh. Nó là cái Một, cái Vĩnh Hằng, và cái Bao Trùm Tất Cả thể chất vật lý, cái không thể nhận thấy.
Theo trường phái triết lý Samkhya trong Hindu, Akasha là một trong năm Mahābhūtas, (Đại Nguyên tố thể lý) có thuộc tính cụ thể của âm thanh.
1.2 Kỳ Na Giáo (Jainism)
Akasha là không gian trong khái niệm về vũ trụ của Kỳ Na Giáo. Nó thuộc trong hạng mục Ajiva, được chia làm hai phần: Loakasa (phần quá khứ được bao lấp bởi thế giới vật chất) và Aloakasa (khoảng không gian ngoài nó, cái hư vô và trống rỗng tuyệt đối). Trong Loakasa, vũ trụ chỉ hình thành nên một phần. Akasha là cái cho nó không gian và tạo thêm chỗ cho sự tồn tại của tất cả vật chất mở rộng khác.
1.3 Phật Giáo
Trong hiện tượng học (phenomenology) Phật giáo, Akasha được chia thành Skandha, Desa, và Pradesa.
Vaibhashika, một trong những tông phái đầu đời của Phật giáo, cho rằng sự tồn tại của Akasha là có thật.
Ākāsa được nhận định là arūpa (vô dạng) jhāna (thiền)(arūpajhāna) đầu tiên, nhưng thường được dịch là “không gian vô tận”.
1.4 Thông Thiên Học (Theosophy)
Thông thiên học đã phổ biến từ Akasha như là một tính từ, qua các thuật ngữ như “Akashic Records” (Hồ sơ Akashic) hay “Thư Viện Akashic”, ám chỉ một lược thư dĩ thái (ethereal compendium) của tất cả kiến thức và lịch sử.
1.5 Mạc Giáo (Paganism) hiện đại
Nhiều Mạc sĩ hiện đại tin rằng Akasha, Linh Hồn, là nguyên tố thứ 5. Scott Cunningham (tác giả nhiều đầu sách về Wicca (Phù Giáo)) mô tả Akasha như là một nguồn lực tâm linh bốn nguyên tố Đất, Khí, Lửa, và Nước hạ xuống từ. Một số tin rằng sự kết hợp của 4 nguyên tố tạo ra Akasha, và rằng Akasha tồn tại trong mọi sinh linh hiện hữu; không có Akasha, không có tinh thần, linh hồn, phép thuật.
Ngũ hành được kiểm soát để tạo ra những thay đổi tích cực trên trái Đất. Việc này được thực hiện qua thiền định để mang lại nhiều thay đổi lợi ích cho cuộc đời một người.
Những người tu tập học cách gìn giữ thể trạng và thần trạng khỏe mạnh qua thiền định, rèn luyện, ăn uống và các nghi lễ. Họ được yêu cầu phải có một lòng quyết tâm sâu sắc về con đường đời họ.
Đất được xem là “bắc”; Lửa là “nam”; Khí là “đông”, Nước là “tây”, và Akasha là “tâm”.
[LX chuyển dịch]
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Akasha
https://huyenhoc.wordpress.com/tag/akasha/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét