Kunst Und Poesie viết bằng hai thứ tiếng Việt và Đức

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Sự tức giận




Tôi rất thích tiêu đề của một cuốn sách " Bạn muốn sống thông thường hay sống hạnh phúc ? " *của

Tại sao lại là một cuộc sống thông thường hay cuộc sống hạnh phúc. Có lẽ vì trong một cuộc sống thông thường hiếm khi người ta nhận ra sự có mặt của hạnh phúc ?!


Cuộc sống thông thường cho chúng ta cảm giác của sự an yên ổn định và chúng ta có thể kiểm soát nó được phần nào. Đa số tìm kiếm cuộc sống này , nhưng chính chúng lại không hề có sự liên quan nào đến sự hàn gắn trong tâm điểm trái tim . Hạnh phúc là trải nghiệm mà khi ta nhận ra mình không còn cần đến những hàng rào ( bức tường ) bảo vệ.



    Cuộc sống không chỉ mang lại những ngọt ngào. Nhưng nó là một món quà và thật tuyệt diệu. Một mặt chúng ta có được sức mạnh của những dòng suy nghĩ , điều khiển cuộc sống của mình. Một mặt khác chúng ta có những cảm nhận được hình thành từ những suy nghĩ.. Nhưng đa số chúng ta không biết được làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát những dòng suy nghĩ của mình, để biến đổi dòng cảm xúc . Từ khi sinh ra đến khoảnh khắc này, trong chúng ta đã sinh ra không biết bao nhiêu là những tầng tầng lớp lớp của cảm xúc , và cũng không biết bao nhiều những dòng cảm xúc ấy khiến chúng ta không biết mình phải hành sử, hay hiểu thế nào



Cuộc sống là hành trình đến với bản thân, mà mỗi chúng ta luôn trên hành trình ấy . Đích khi ta đến chính là khi ta đạt được một tầng nhận thức khác. Nghe theo tiếng nói của trái tim mình và đón nhận được những gì cuộc sống mang lại. Mỗi một lần khi ta có một nhận thức mới , đó chính là lúc niềm vui đâm bông . Điều tôi nhắc đến ở đây không phải là cách suy nghĩ thụ động tốt đẹp thường ngày đang thịnh hành, mà là sự lắng nghe và tin tưởng vào tiếng nói của tâm hồn trái tim mình. Những điều chúng ta cần biết đều đã được ghi chép trước trong mỗi tâm hồn.
Vào thời điểm này người ta đã tìm ra rất nhiều thứ bệnh tật xuất phát từ những tổn thương xuất phát từ tâm hồn. Nhiều khi chúng bắt đầu từ những điều không thấu hiểu và những cảm xúc bị dồn nén không được giải tỏa. Ví dụ đơn giản như khi tức giận bị dồn nén có thể gây cho bạn những cơn đau đầu , hay viêm khoang mũi , gây khó dễ cho hàm, sỏi thận hay viêm dạ dày. Những cảm xúc ấy có thể xuất phát từ dòng suy nghĩ như : thế giới này thật không công bằng, hay cha mẹ mình thật tệ với mình, hay trong công việc , người xếp ( chef - người chủ hoặc người đứng đầu 1 doanh nghiệp...) hay người đồng nghiệp đang hành sử tồi với bạn ....vv và vv... Khi những cảm xúc ấy không thể bộc phát ra hoặc không được giải quyết thỏa đáng , chúng ta nén nó xuống. Và cơ thể của chúng ta chứa đựng những cảm xúc ấy mà không thể tự giải tỏa được.

 Bằng  lý trí của mình chúng ta cố gắng giải quyết những vướng mắc của mình . Nhưng những cảm xúc này không thể giải tỏa được như thế.  thế nên chúng  gây lên những cơn đau. Đằng sau những nỗi đau  ẩn một  dòng cảm xúc . Và dòng cảm xúc này muốn bước ra ánh sáng, để được chú ý đến. Nỗi đau là sự chống đối của sự hoàn thiện,   chính xác ra là của cảm xúc. Khi ấy ta không cảm nhận thấy sợ hãi và tức giận, nhưng những thứ ấy ẩn mình đằng sau nó. Cơ thể của chúng ta sẽ ở trong tình trạng  này    một thời gian, cho đến lúc nào đó chúng sẽ báo hiệu cho chúng ta biết bằng những dấu hiệu bệnh tật mới của cơ thể. Mà khi nghiêm trọng hơn đó  có thể là bệnh tật ảnh hưởng đến cả đời người.

  Tâm hồn  không phán xét những trải nghiệm của ta là xấu hay tốt, mà qua độ sâu sắc hay không sâu sắc của trải nghiệm. Rất nhiều người đã dừng lại trên con đường tiến triển của họ, vào thời điểm ấy họ sẽ bị đánh thức. Nhiều khi bằng những dấu hiệu rất đau đớn. Ví dụ như đau cột sống , đau khớp , đau lưng...

Rất nhiều người trong chúng ta phải trải qua những cơn đau đớn lớn, khi ấy ta mới  tự hỏi mình : tại sao mình lại có mặt ở đây? mình đang làm gì vậy?.   Vì khi con người khỏe mạnh, ít ai  nghĩ đến việc lắng nghe những tín hiệu từ cơ thể mình.. Chúng ta chỉ lắng nghe nó khi  nó mắc  bệnh  và thật sự đau đớn. Con người  tự giam mình trong những vòng quay với những  đòi hỏi được công nhận,  được bù đắp,hay  những điều mà khi còn nhỏ chúng ta luôn mong muốn có được chúng. Chính vì thế chúng ta cũng khó nóilời từ chối "không" khi cần thiết. Bởi vì ta mong muốn những  người quanh chúng ta hạnh phúc.  Thêm một điều khác nữa là tòa án bản thân ta  luôn đòi hỏi và lên án. Những điều ấy dẫn chúng ta đên một ngõ cụt mà bên cạnh  đó là bệnh tật hay trầm cảm hoành hành trên thể xác .  Trước áp lực lớn của xã hội và đòi hỏi được quan tâm của cơ thể,  bệnh tật viết lên những vết hằn đau đớn lên bức tường thành cuộc đời con người vào thời khắc ấy.
Để không  bị đâm vào những bức tường thành này chúng ta cần trở thành những nhà sáng tạo hiểu biết,  biết  phản chiếu mình.   Tự hỏi rằng hôm nay mình đã bắt đầu một ngày của mình như thế nào?  Ở chỗ nào mình đang ở trong bản thân mình, ở chỗ nào mình ở ngoài bản thân? thời gian rảnh rỗi mình  làm gì? Rất quan trọng nữa là ta nên dành những khoảng thời gian một mình cho bản thân.

Mỗi một người  gây cho ta những cảm xúc tức giận , phẫn nộ cũng là một người thầy của ta . Để ta  có thể nhìn thấy cuộc sống là như thế nào : Những phần mà ta phán xét về người khác đều có trong ta , nhưng ta lại không thể chấp nhận những điều ấy trong bản thân mình.  Người làm cho ta tức giận chính là người đã mở ra cho ta một cánh cửa để ta có thể nhìn thấy những cảm xúc ẩn nấp trong bản thân mình từ lâu. Những phẫn nộ , giận dữ  hôm nay  cảm nhận được cũng chính là những cảm xúc cũ đã  có mặt từ lâu. Nó giống như như tiếng chuông báo động : Hãy nhìn lại bản thân , điều gì vừa xảy ra với ta thế , và hãy bước vào cảm xúc ấy.


    Hãy chọn cho mình  một địa điểm ngồi trong tĩnh lặng và nhắm mắt  lại , hãy quay trở  lại và cảm nhận những khoảnh khắc tức giận ấy . Khi ấy bạn không còn là người bị tổn thương nữa, bạn nhìn thẳng vào nỗi tức giận của mình .  Hãy nhìn xem điều gì đang làm bạn khó chịu, hãy để mọi thứ  trở nên rõ ràng , điều gì cản trở  bạn ? đó có phải là sự giao tiếp giữa  người với người ? Hay do ta quá vội vàng ? hay chúng xuất phát từ những  cân nhắc chưa kỹ càng ? tại sao mình lại đánh mất bản thân mình khi ấy?  Sau khi tự đặt và giải đáp cho mình những câu hỏi ấy, thì chúng ta có thể  bắt tay vào giải quyết chúng .

 Hãy nới với bản thân mình rằng đây là nỗi tức giận của mình, và khoảnh khắc này  ta đủ sức nhìn thẳng vào và sự cảm nhận nỗi tức giận ấy. Sau đó hãy hít thở thật sâu và xem xem nỗi tức giận đã xuất phát từ đâu.  Cảm nhận nỗi tức giận cộn lên từ dạ dày , đến cái gáy đang cứng lại của ta...hãy   đi  tiếp qua những  cảm xúc này ,   nhìn vào nó xuyên thấu nó  hít thở thật đều cho đến khi dạ dày thôi không còn cộn nữa, và tiếp tục nhìn vào nó cho đến khi  dần dần cơn giận dữ biến mất khỏi cơ thể của bạn. Sau đó ta đi tiếp trong dòng cảm xúc của mình đến người đã gây lên cơn tức giận,  lần này bạn cũng đi thẳng vào cơn tức giận như thế cho đến khi cơn tức giận biến mất.
    Khi bóng tối qua đi thì ánh sáng sẽ đến và chúng ta không thể đòi hỏi sự thay đổi  ngay lập tức của mình, nhưng sự thay đổi của chúng ta sẽ bắt đầu từ những hành động nhỏ bé này.

    Ngay cả khi chúng ta có những quá khứ đau buồn gây tổn thương trong  tuổi thơ,  ta cũng có thể bằng cách này thay đổi những cảm xúc của mình.  Chúng ta có thể trao tặng cho đứa trẻ trong  ta ngày ấy  sự chú ý , tình yêu thương  ... mà nó từng bị thiếu thốn . Đó là một cuộc đảo chính mà  lý trí của bạn không thể trao tặng  cho bạn được. Với phương thức này cùng với những giờ thiền định tĩnh tâm học tha thứ, cảm ơn và đón nhận,  với ánh sáng cùng tình yêu thương của Người ( Thượng Đế) , từng bước từng bước một bạn sẽ hàn gắn được những tổn thương trong bản thân mình.

   Trái tim dẫn dắt chúng ta , vì chỉ có trái tim mới biết được chính xác chúng ta muốn đi đâu trong đường đời của mình, hiểu được toàn bộ những vốn liếng của chúng ta. Ở đâu là niềm vui, ở đâu là nỗi buồn . Hãy thành  thực, chân thực và trung thành  với chính bản thân mình. Hãy sẵn sàng cho những thay đổi mới và những thử thách mới của cuộc đời  Sẵn sàng nhìn thẳng vào  cuộc sống và con đường của mình đổi thay nó khi cần  . dù đó  là trong công việc, gia đình,  bạn bè hay ...  bằng cái nhìn thật can đảm, tỉnh táo  và chính trực.
    Khi chúng ta không mở cánh cửa trái tim thì chúng ta sẽ dừng mọi phát triển của mình lại.  Mở cánh cửa trái tim Yêu thương bản thân mình để có thể hiểu được tình yêu thương thật sự trong bản thân ta.  Và với tình yêu thương ấy ta mới thật sự  trao lại được những yêu thương tinh khiết tỏa sáng  thế gian này.  .
Trong mỗi chúng ta tồn tại nam tính và nữ tính, quay lại với bản thân mình cũng chính là một phần sự hòa đồng  những bản tính ấy..  Những giấc mơ nhiều khi chỉ là mình với bản thân mình, người đàn ông và người đàn bà trong chúng ta gặp nhau yêu thương nhau để bảo vệ đứa trẻ linh hồn của mỗi chúng ta.
  Bạn có thấy thế không?

Vân Anh
28.08.2016






* Tài liệu tham khảo bài  viết qua cuộc nói chuyện của Robert Betz

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét